Tư vấn mở đại lý sữa|Hướng dẫn mở đại lý sữa

3 lý do vì sao cửa hàng sữa của bạn vẫn vắng khách

Khi mới bắt đầu, bạn tưởng tượng mình sẽ xây dựng một đại lý sữa với kệ sữa bạt ngàn sữa là sữa, sữa gì người ta cần là mình cũng có, sữa gì tốt nhất là shop mình cũng đầy, khách ra vào nườm nợp, không khí nhộn nhịp như “big C cuối tuần”, nhưng quay lại thực tế, nếu cửa hàng của bạn vẫn chỉ là một cửa hàng đơn thuần, thi thoảng có khách ghé thăm, mua 1 lon hoặc kì kèo mãi mà không mua nữa, hay vừa hỏi giá xong thì khách lắc đầu kêu đắt hơn chỗ này, chỗ khác, thì bạn hãy đọc xem cửa hàng của mình đang vắng khách vì lý do nào trong 3 lý do sau nhé:
vi-sao-cua-hang-sua-cua-ban-van-vang-khach
Vì sao cửa hàng sữa của bạn vẫn vắng khách

1. Cửa hàng quy mô nhỏ nhưng lại hướng tới phục vụ “mọi đối tượng”


Đó là một sai lầm phổ biến của các chủ shop. Siêu thị nghĩa là gì, là lớn, là nhiều, là đông, vì diện tích lớn, vì nhiều sản phẩm, cho nên họ mới đông khách và đa dạng đối tượng khách hàng tiêu dùng. Ngược lại, nếu quy mô của chúng ta chưa lớn (diện tích dưới 50m2, tổng số lượng sữa từ 200 – 500 lon) thì thay vì ước muốn phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, thì hãy có chiến lược tập trung vào 1 hay 2 nhóm khách hàng mục tiêu mà thôi.
Ví dụ: Bạn nhận thấy dân số khu vực mình kinh doanh đang ngày càng trẻ hóa (tức ra đường thấy nhiều nam thanh, nữ tú, trẻ nhỏ, người già thưa thớt), thì hãy lựa chọn bà bầu là 1 khách hàng mục tiêu. Lúc này bạn sẽ làm gì:
  •   Sản phẩm: sữa gì của bà bầu cũng nên có, vì bà bầu rất khó uống sữa, nhất là giai đoạn thai nghén, nên phải da dạng sản phẩm, sữa nào có nhiều hương vị thì càng tốt, như Enfamama có vani và sô cô la, Frisomum có vani và cam.
  • Marketing: đào tạo 1 bạn nhân viên cứng về tư vấn sử dụng sữa bầu. Thường xuyên chia sẻ những cách pha chế sữa bầu và thông tin về thời kỳ mang bầu trên facebook cá nhân hoặc group mà bạn tự lập ra. (ví dụ có thể lấy tên nhóm là “hội bà bầu Thăng Long”, trong đó Thăng Long là tên địa phương của bạn, để tạo cảm giác đây là một nhóm hội thân thiết, gần gũi, chứ không lấy những cái tên chung chung như “hội mẹ bầu 2016”, “mẹ và bé”, “dinh dưỡng cho bà bầu”…)

Khi bạn đã làm tốt khâu tư vấn và chăm sóc mẹ bầu rồi, các mẹ đã tin tưởng và yêu mến, thì sau khi mẹ bầu sinh con, sao có thể sang chỗ khác mua sữa cho bé? Đặc biệt là phụ nữ rất hay mua hàng theo thói quen.
Ngược lại, nếu bạn nhận thấy dân số đang ngày càng già hóa, thì người già, người ốm, trung niên lại là 1 khách hàng mục tiêu phù hợp. Lúc này bạn tập trung bán và tư vấn bán các sản phẩm sữa loãng xương, sữa cho người bị bệnh (bệnh thận, tiểu đường, mất ngủ, khó nhai nuốt, suy sụp tinh thần, chán ăn…)

2. Nghĩ khách hàng thích quà nên cứ sản phẩm nào có quà là nhập

Có một thực tế là những sữa mới ra mắt lúc nào cũng quà cáp ngập tràn cho khách hàng, nhiều ưu đãi, chiết khấu cao cho shop. Và các chủ shop cứ mong ngóng những sản phẩm đó, còn chưa biết phản hồi của người tiêu dùng ra sao.
Chung quy lại thì khách hàng mua 1 lần và quay lại lần 2, lần 3, lần n thì mới là sản phẩm thành công. Có nhiều shop, tư vấn hết mình mời khách mua sữa mới ra mắt, khách thấy có quà cáp cũng yêu thích và mua ngay. Chủ shop cũng hồ hởi vì vừa bán được lô sữa mới chiết khấu cao, cửa hàng lại vừa tấp nập đông vui. Nếu sản phẩm này thực sự phù hợp với trẻ, shop đã them phần uy tín, nhưng nếu nhân viên tư vấn chỉ vì sữa này chiết khấu cao và khách hàng lựa chọn chỉ vì quà, sản phẩm không hợp với cơ địa của trẻ, shop đã khiến khách có chút nghi ngờ (dù lỗi không phải chỉ do shop)
Vì thế, trước khi quyết định nhập 1 sản phẩm mới về cửa hàng, chủ shop hãy nghiên cứu xem phản hồi của các mẹ đã từng sử dụng ra sao, xem uy tín của đơn vị sản xuất và cung ứng như thế nào để ra quyết định đúng đắn nhất

3. “Trông cây đợi thỏ” – luôn ngồi đợi khách tự đến cửa hàng
Từ cái thời xa xưa, cái thời mà mỗi người cầm 1 tờ giấy rồi ra cửa hàng mậu dịch, chìa giấy ra rồi mang hàng về, nhiều chủ shop nghĩ mình có mặt tiền rộng rãi, nhiều sản phẩm, giá tốt, cứ ngồi ở quầy mà đợi khách vào.
Ở thời buổi hiện tại, ngồi đợi như vậy thì bạn cứ cố gắng chịu lỗ tầm dăm ba năm nhé, sau dăm ba năm đó khách hàng biết đến bạn, nhớ bạn rồi thì họ mới bắt đầu bước vào shop. Chỉ trừ khi bạn là người đi đầu, cả một khu vực rộng lớn không có ai bán sữa, người dân đang phải chạy xe 10 - 15km để mua sữa ở chỗ khác, thì bạn mới được phép làm như vậy.

Bạn thắc mắc tại sao vẫn có những chủ shop chỉ việc ngồi ở shop mà khách vào nườm nượp? Bạn có biết 1, 2 năm trước họ đã phải vất vả ra sao để dẫn từng khách, từng khách vào shop, tư vấn hết lời dựa trên những kinh nghiệm, những gì quý báu nhất để chọn cho khách loại sữa phù hợp, để khách không phải đổi sữa nhiều lần, để bé tăng cân khỏe mạnh, ngủ ngon, chơi ngoan.

Trên đây là những chia sẻ của Sieuthisua247.com dành cho các chủ shop đã mở hay đang có ý định mở cửa hàng sữa. Tất nhiên kinh nghiệm của người khác luôn khác với kinh nghiệm mà chính mình trải qua, vì xuất phát điểm của mỗi người một khác, môi trường kinh doanh khác. Nhưng Sieuthisua247.com rất hi vọng rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích, đáng để tham khảo cho các chủ shop.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét